Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng giai đoạn
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc khi đi vệ sinh còn lại bé sẽ dùng để ngủ. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn như thế nào? Hãy cùng Alfamil tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác so với giấc ngủ của người lớn. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dành khoảng 16-18 tiếng/ngày để ngủ, được chia thành nhiều giấc ngủ ngắn khoảng 1-2 tiếng/giấc. Sau đó, khi trẻ được 4 tuần tuổi, thời gian ngủ trong ngày của trẻ sẽ giảm xuống còn 14 giờ.
Khi được 6 – 8 tuần tuổi hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ.
Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài một giấc từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Nhiều bé đã có thể ngủ lâu từ khi được 6 tuần tuổi, nhưng có bé lại phải chờ tới khi 5 hoặc 6 tháng tuổi mới có thể làm được điều đó.
Ngủ nhiều trong khoảng thời gian được khuyến cáo rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
2. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì?
Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này. Không chỉ có thế, thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến khiến tâm trạng của trẻ trở nên tệ hơn, trẻ thường hay cáu kỉnh, quấy khóc.
Nguy hiểm hơn, một số bằng chứng đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có giấc ngủ kém ở thời thơ ấu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp cao hơn so với trẻ ngủ đủ giấc. Một số trẻ ngủ ít còn có biểu hiện giống với hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý.
3. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng giai đoạn
3.1. Sơ sinh đến 2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ dành tới 15–16 giờ mỗi ngày để ngủ. Thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc: Ăn – ngủ – vệ sinh. Dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa nên cứ khoảng 2 – 3 giờ trẻ lại tỉnh dậy để đòi ăn, việc này diễn ra cả ngày lẫn đêm sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi.
Một số trẻ sẽ không thể nhận biết được chu kỳ ngày đêm. Bạn hãy cố gắng đánh thức con dậy bằng nhiều cách: Mở nhạc lớn, đưa trẻ ra nơi có nhiều ánh nắng, vui đùa cùng trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo cách chữa cho bé khỏi lẫn lộn ngày đêm để bé có giấc ngủ chuẩn theo đúng khoa học nhé.
3.2. Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi
Sau 6 đến 8 tuần đầu tiên làm cha mẹ, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bạn trong ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng một giờ mỗi ngày.
Ban đêm trẻ có thể ngủ giấc dài hơn 6 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Vẫn tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt trẻ vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ, việc đó sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ – một kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào khủng hoảng ngủ hay vào những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.
3.3. Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi
Khi được 6 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Khoảng 6-8 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày vì giấc ngủ ngày có thể kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo tổng cộng thời gian ngủ từ 3-4 tiếng.
=> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Trẻ 9 – 12 tháng tuổi
Em bé của bạn đang lớn dần và sắp bước ra khỏi giai đoạn là em bé sơ sinh. Khi được 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Lúc này thời gian ngủ của bé có thể liên tục từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3 – 4 giờ.
Lưu ý, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc nhiều hơn bệnh lý thường kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt, khó thở, quấy khóc liên tục,… hoặc tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau khi bố mẹ đã điều chỉnh lại các thói quen và môi trường ngủ, trẻ cần được đưa đến bệnh viện được được kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời.