Hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện khi nào?

Theo các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng, giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi hệ miễn dịch của bé chưa được phát triển toàn diện do đó trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thông thường, hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện sau 3 đến 4 năm đầu đời và đạt đến độ tương đối khi trẻ ở độ tuổi 6-7.

he mien dich cua tre so sinh hoan thien khi nao

Hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện khi nào?

1. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ là gì?

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn là một hệ thống phức tạp và phân bố khắp các cơ quan trong cơ thể nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Hệ miễn dịch ở trẻ em có ba hình thái chính:

Hệ miễn dịch bẩm sinh: Là cơ chế đề kháng tồn tại sẵn khi bé mới chào đời và cần phải áp dụng các biện pháp bổ sung và tăng cường đề kháng cho con sau này.

Miễn dịch đáp ứng: Là hệ miễn dịch ghi nhớ các tác nhân đã gây hại từng tiếp xúc từ trước để sản sinh các kháng thể chống lại các mầm bệnh.

Hệ miễn dịch thụ động: Là hệ miễn dịch được nạp vào cơ thể thông qua hình thức tiêm phòng vắc xin.

=> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau tiên phòng

2. Hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện khi nào?

Hệ miễn dịch của trẻ em không có thể coi là hoàn thiện ngay sau khi sinh. Nó phát triển theo từng giai đoạn trong suốt quá trình trưởng thành. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ bắt đầu phát triển hệ miễn dịch của mình và tiếp thu các kháng thể từ mẹ thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ em chưa đủ mạnh để chống lại tất cả các loại vi khuẩn và virus, do đó, chúng cần được tiêm chủng để tạo ra kháng thể phòng tránh các bệnh nguy hiểm.

khi nao he mien dich cua be hoan thien

Vậy khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện? Hệ miễn dịch của trẻ em đạt đến độ hoàn thiện tương đối khi chúng tầm 6-7 tuổi. Đến giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ dần phát triển và mạnh lên sau nhiều lần tiếp xúc và tạo ra kháng thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ vẫn cần được bảo vệ và duy trì thông qua các biện pháp bao gồm tiêm chủng, ăn uống lành mạnh, duy trì vệ sinh cá nhân và lối sống lành mạnh.

3. Vai trò của hệ miễn dịch ở trẻ em

Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật ở trẻ em. Dưới đây là những vai trò chính của hệ miễn dịch ở trẻ em:

  • Phòng ngừa nhiễm trùng: Hệ miễn dịch giúp trẻ em phòng ngừa nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Nếu hệ miễn dịch hoạt động tốt, trẻ sẽ ít bị ốm và dễ dàng phục hồi sau khi mắc bệnh.
  • Nhận diện tế bào bất thường: Hệ miễn dịch nhận diện và loại bỏ các tế bào bất thường, bao gồm các tế bào ung thư. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các bệnh nghiêm trọng.
  • Tạo ra kháng thể: Hệ miễn dịch kích thích sản xuất kháng thể, là những protein có khả năng phá hủy chất lạ và vi khuẩn gây hại. Kháng thể này giúp làm sạch cơ thể và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Phản ứng viêm: Khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh hoặc vi rút, hệ miễn dịch tự động kích hoạt cơ chế phản ứng viêm để tiêu diệt các tác nhân này. Viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và là biểu hiện của hệ thống miễn dịch đang hoạt động.
  • Ghi nhớ mầm bệnh: Hệ miễn dịch có khả năng nhớ lại các mầm bệnh mà trẻ đã từng tiếp xúc và chiến đấu với chúng. Điều này giúp cơ thể có khả năng đánh bại mầm bệnh nhanh hơn nếu tái nhiễm vào lần sau.

4. Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vừa là nguồn dinh dưỡng vừa là kháng thể giúp bé trẻ chống lại nhiễm khuẩn và ngăn ngừa virus.

=> Xem thêm: Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

he mien dich cua tre hoan thien khi nao

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế để giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng. Không những thế, tiêm phòng cũng giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc điều trị bệnh.

Cuối cùng, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và cân đối đầy đủ các nhóm thức ăn, đặc biệt là chất đạm từ sữa, trứng, thịt, cá vì bản chất của kháng thể là protein. Nếu thiếu đạm trẻ sẽ không tạo được kháng thể phòng chống bệnh tật. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, magie cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ các hoạt động chức năng và gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch.

Ngày nay các sản phẩm bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch cho trẻ có sức đề kháng kém đang ngày càng phổ biến. Trong đó có thể kể đến các sản phẩm bổ sung có chứa Vitamin B1, vitamin B6, lysin, kẽm, selen, betaglucan giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, axit amin thiết yếu có nguồn gốc hữu cơ, ngoài ra còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ, cải thiện tình trạng biếng ăn.