Nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả nhất

Biếng ăn là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ mà hầu như bố mẹ nào cũng gặp phải. Trẻ biếng ăn lâu, kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về trí não, tầm vóc của trẻ. Để biết nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả nhất bạn đọc có thể tham khảo các cách được Alfamil chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

nguyen nhan tre bieng an

Nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn

1.1. Do thói quen ăn uống xấu

Thói quen ăn uống của trẻ được hình thành qua thói quen chăm sóc của cha mẹ, đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến biếng ăn. Ví dụ như cha mẹ thường chiều để trẻ ngậm thức ăn lâu, nuối mà không nhai, dỗ dành khi ăn, bữa ăn kéo dài,… Những việc làm này khiến trẻ lười ăn uống khi cha mẹ bận hoặc trẻ có xu hướng chỉ ăn thức ăn dạng lỏng, ngại nuốt nhai thức ăn dạng khô.

1.2. Do thời điểm bữa ăn không phù hợp

Khi con vẫn còn no do ăn quá nhiều hoặc ít vận động thì rất khó để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều, nếu cố bắt ép sẽ hình thành ấn tượng xấu với việc ăn uống. Do vậy nên tập cho trẻ vận động, cho trẻ ăn đúng bữa khi thực sự đói hoặc ăn khi trẻ muốn. Thói quen này cũng rất tốt với những trẻ đang biếng ăn để trẻ có thể tự ăn nhiều hơn.

1.3. Thay đổi sinh lý hoặc trẻ mắc bệnh

  • Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng,… sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn.
  • Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.
  • Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),… thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn.
  • Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống Vitamin A, Vitamin D quá liều.

1.4. Do yếu tố tâm lý

  • Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
  • Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,… sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn.
  • Bố mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ nên bé không ăn để chống đối.

cach khac phuc tinh trang tre bieng an

1.5. Do món ăn không đúng sở thích

Trẻ nhỏ được chiều chuộng chỉ ăn đồ ăn bé thích trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, thói quen này càng kéo dài càng ảnh hưởng đến trẻ. Hơn nữa, dù với thức ăn yêu thích thì sau khi ăn một thời gian dài, trẻ có thể chán và biếng ăn hơn.

1.6. Do bé không tập trung

Nhiều cha mẹ cho trẻ xem ti vi, chơi đồ chơi, nghịch điện thoại để im lặng hơn khi ăn, tuy nhiên điều này vô tình khiến trẻ không tập trung vào việc ăn. Vì thế mà trẻ sẽ thường ăn ít đi hoặc ăn nhai không kỹ dẫn đến bệnh lý dạ dày.

2. Hậu quả của trẻ biếng ăn

Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng khoảng 100 – 200g/tháng. Nếu không can thiệp kịp thời thì trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng giảm, làm bé dễ mắc bệnh và khi đó trẻ càng biếng ăn hơn.

nguyen nhan tre bieng an va cach khac phuc

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể còi cọc với tầm vóc thấp bé và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với trẻ bị chán ăn thể nhẹ.

3. Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ

3.1. Chế biến món ăn hấp dẫn 

Món ăn được chế biến cho bé ngoài đầy đủ dinh dưỡng thì cũng cần phải có hình thức bắt mắt, mùi vị thơm ngon để kích thích khứu giác của bé. Bạn nên thay đổi bữa ăn cho bé liên tục để đảm bảo bé đỡ chán.

=> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

3.2. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn

Kiểm soát việc ăn vặt của bé, tránh bé ăn vặt trước bữa ăn vì nếu để trẻ ăn vặt trước bữa ăn sẽ khiến trẻ không cảm thấy đói nữa và bữa chính sẽ ăn ít đi hoặc không muốn ăn nữa.

3.3. Cho bé tập vận động

Cho bé chơi và tham gia các hoạt động để tiêu hao năng lượng như tập đạp xe, chạy nhảy xung quanh nhà,… Các trò chơi này sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng nhanh hơn nên nhanh đói hơn và ăn ngon hơn.

Hy vọng sau khi biết nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục được chia sẻ trong bài viết này các mẹ sẽ có kinh nghiệm tốt hơn về chăm bé giúp bé ăn ngon hơn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.