Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải làm gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những chứng bệnh thường gặp với các biểu hiện như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng,… Có rất nhiều nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ chính vì thế các mẹ cần phải chú ý các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nhé.
Hướng dẫn chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
1.1. Nôn trớ
Nôn là hiện tượng phản ứng đẩy các chất trong dạ dày qua miệng nhờ các tác động gắng sức của cơ thể tạo ra. Trớ là hiện tượng thường xảy ra khi ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng khi rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
1.2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ, thường là do nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu, kém chất lượng…
Tiêu chảy là một biểu hiện cho thấy rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Nếu kéo dài có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không bù nước, bù điện giải kịp thời.
1.3. Táo bón
Tình trạng táo bón thường xảy ra nếu trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu như thức ăn cứng, ít chất xơ, các loại đạm khó tiêu,… Táo bón không chỉ gây đau đớn cho trẻ mà còn tạo ra nhiều tác động tâm lý tiêu cực khiến bé sợ đi vệ sinh, ăn kém, bỏ ăn,… và gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột.
1.4. Đi ngoài phân nát
Đây là một triệu chứng rất điển hình khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt, dẫn đến đi ngoài phân nát
1.5. Đi ngoài phân sống
Là triệu chứng xảy ra do sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Nếu tỷ lệ hại khuẩn trong cơ thể lớn bất thường có thể gây loạn khuẩn đường ruột, gây một số biểu hiện như đi ngoài phân sống, phân lỏng, đôi khi trong phân có lẫn chất nhầy.
Triệu chứng khác: Ợ chua, đắng miệng, hôi miệng, buồn nôn và ói mửa,..
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa tuy nhiên một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như:
2.1. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên con có thể gặp vấn đề nếu như cơ thể dung nạp những loại thức ăn lạ, kém chất lượng, những thực phẩm khó tiêu… Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu rất dễ bị vi khuẩn, virus trong thức ăn tấn công gây bệnh.
2.2. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Khi thuốc kháng sinh đi vào cơ thể, bên cạnh tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại thì nó cũng có thể đi kèm các tác dụng phụ như tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
2.3. Thói quen ăn uống, sinh hoạt
Ngộ độc thức ăn có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn là do trẻ ăn phải thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, ăn đồ tươi sống, nấu chưa chín hoặc do chế biến thực phẩm bằng nguồn nước nhiễm khuẩn.
2.3. Biến chứng của bệnh khác
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột… đều có thể gây ra các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Vì thế, cần điều trị triệt để những bệnh lý nêu trên để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
=> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
3. Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
3.1. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ. Ba mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật và rửa sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ.
3.2. Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên ba mẹ hãy chế biến thức ăn mềm hơn so với người lớn để dễ tiêu hóa. Những món ăn như cháo, súp, thịt hầm… sẽ rất tốt cho đường ruột của bé, vừa dễ tiêu lại dễ hấp thu dinh dưỡng.
3.3. Chia nhỏ bữa ăn
Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên chúng khó để tiêu hóa hết một lượng thức ăn lớn. Vì vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Ngoài 3 bữa chính, nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng hoa quả, sữa, sữa chua… để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ phát triển và tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa nếu chỉ ăn thật nhiều vào 3 bữa chính.
3.4. Tăng cường thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Trong chế độ ăn hằng ngày, ba mẹ nên bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé như sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại men vi sinh… Bổ sung đầy đủ những thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn, làm việc trơn tru hơn.
3.5. Rèn luyện thể chất
Ngoài những lưu ý trong ăn uống, ba mẹ cũng nên cho bé vận động và rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng. Vận động giúp trẻ khỏe khoắn và cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
3.6. Sử dụng mẹo dân gian
Có một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ba mẹ có thể áp dụng cho bé.
3.7. Dùng hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh có vị chát, có khả năng chữa tiêu chảy hiệu quả. Ba mẹ chỉ cần lấy quả hồng xiêm xanh, thái lát mỏng đem phơi khô hoặc sao vàng. Mỗi lần sử dụng thì lấy khoảng 10 lát hồng xiêm sắc với nước rồi cho bé uống ngày 2 lần sẽ cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
3.8. Sử dụng cà rốt
Cháo cà rốt là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé mà nó còn có công dụng trị rối loạn tiêu hóa được nhiều ba mẹ áp dụng cho con. Món này chế biến khá đơn giả. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 củ cà rốt, một nắm gạo tẻ, 5 quả ô mai và 200ml nước nấu cho đến khi chín nhừ thì lấy cho bé ăn.
3.9. Nước gừng
Sử dụng gừng tươi cũng là một mẹo dân gian chữa tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy một nhánh gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó cho thêm một ít chè khô vào đun chung với nước. Đun sôi một lúc cho hai nguyên liệu ngấm đều thì tắt bếp rồi chắt nước để nguội cho bé uống.
3.10. Uống nước lá ổi
Ba mẹ có thể lấy một ít lá ổi rồi sắc lấy nước cho bé uống hằng ngày sẽ cải thiện được rõ rệt tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu bé gặp phải trường hợp kéo dài bạn nên cho con đi khám tại các cơ sở bệnh viện uy tín để được xác định nguyên nhân cũng như đưa ra cách điều trị hợp lý nhất.