Nguyên nhân, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ và cách điều trị

Viêm tai giữa là bệnh về tai khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do chưa trưởng thành về cấu trúc tai của bé. Vậy làm thế nào để biết bé đang bị viêm tai giữa? Hãy cùng Alfamil tìm hiểu các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ và cách điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây nhé!

dau hieu nhan biet viem tai giua o tre

Nguyên nhân và dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ

1. Viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng tai giữa, xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, khoảng trống phía sau màng nhĩ. Khi trẻ bị viêm tai giữa, tai giữa có thể chưa đẩy mủ, tạo áp lực vào màng nhĩ gây đau buốt và ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.  

Các loại viêm tai giữa mà trẻ thường mắc phải

Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa thường được chia thành các loại bao gồm:

Viêm tai giữa cấp tính

Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.

Viêm tai giữa mạn tính

Là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ (thường trên 12 tuần).

Viêm tai giữa ứ dịch

Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ lại phía sau màng tai. Dịch ứ có thể là ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính.

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

2.1. Hệ miễn dịch non nớt

Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân chính khiến các bé dễ mắc bệnh hơn trong đó cảm lạnh là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tai. Đối với trẻ sơ sinh hay các bé nhỏ hơn 3 tuổi do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên dễ bị cảm lạnh dẫn đến nhiễm trùng tai.

=> Xem thêm: Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

2.2. Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh

Ở trẻ nhỏ, cấu trúc tai chưa được hoàn chỉnh khi vòi nhĩ ngắn hơn khiến virus và vi khuẩn dễ xâm nhập vào tai giữa gây ra các bệnh về viêm tai giữa.

nguyen nhan va cach nhan biet tre bi viem tai giua

3. Các triệu chứng, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh 

Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường thấy như sau:

  • Đau tai: Đau tai là triệu chứng cơ bản nhất mà hầu hết khi bị viêm tai giữa ai cũng gặp phải không chỉ riêng các bé. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh để nhận biết bé bị đau tai các mẹ có thể thông qua các hành động như dụi hoặc giật tai, quấy khóc, cáu kính, ngủ không ngon giấc.
  • Chán ăn, khó chịu, ngủ kém: Khi bị viêm tai giữa, áp lực trong tai bị thay đổi khiến mỗi khi bé nhai, nuốt sẽ bị đau tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
  • Sốt: Là trường hợp thường gặp phải khi bé bị nhiễm trùng tai và có thể sốt từ 38-39 độ C.
  • Chảy dịch tai: Khi thấy dịch màu vàng, nâu hoặc trắng chảy từ trong tai ra bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra vì trong trường hợp này cần phải kiểm tra màng nhĩ bé có bị thủng không để có cách điều trị kịp thời.
  • Nghe kém: Hệ thống xương con của tai giữa kết nối với các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não. Dịch phía sau màng nhĩ làm giảm chuyển động qua xương con khiến trẻ nghe kém hơn.

4. Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Để điều trị viêm tai giữa ở trẻ em bạn cần phải đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, các phòng khám nhi trên địa bàn để được chẩn đoán và được các bác sĩ kê đơn thuốc giúp kiểm soát cơn đau và điều trị quá trình nhiễm trùng bằng kháng sinh. Tuy nhiên để sử dụng kháng sinh tốt nhất bạn cần phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.

Đối với trẻ bị thủng màng nhĩ, các mẹ nên sử dụng các loại thuốc nhỏ tai trong 3-4 ngày đầu loại không độc cho tai để ngăn chặn sự hình thành mưng mủ sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già.

cach dieu tri viem tai giua o tre

Tuy nhiên đối với một số trường hợp viêm tai những trị kháng sinh không hiệu quả sẽ phải chích, rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ. Nếu viên tai giữa kèm với viêm đường hô hấp do viêm amidan phì đại VA thì cần nạo VA, cắt amidan. Nếu bị nặng hơn, người bệnh cần phải phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Sử dụng thuốc nhỏ tai giảm đau và kháng viêm (ví dụ: antipyrine/ benzocaine) tuy nhiên loại này không được sử dụng khi tai thủng màng nhĩ.

Theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, những bệnh nhi đã trải qua bốn đợt AOM trở lên trong 12 tháng nên được làm phẫu thuật mở màng nhĩ bằng cách đặt ống thông màng nhĩ. Việc đặt ống thông màng nhĩ cho phép thông khí khoang tai giữa và duy trì thính giác bình thường. Hơn nữa, nếu bệnh nhi bị viêm tai giữa trong khi đặt ống thông màng nhĩ, có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhỏ vào tai thay vì dùng kháng sinh toàn thân.

5. Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Đối với các trường hợp dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ rõ ràng bạn cần phải lưu ý một số cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại đây.

Vệ sinh tai

Khi tai trẻ bị chảy dịch mủ, phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm dịch. Chú ý không nên ngoáy và đưa tăm bông vào sâu vì dễ gây đau và tổn thương tai, không nên sử dụng bông nút kín tai, không nên để nước chảy vào tai. Nến để dịch chảy ra tự nhiên.

Vệ sinh mũi

Viêm tai giữa thường gây viêm mũi, phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ và vệ sinh mũi cho trẻ. 

Vệ sinh miệng lưỡi

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lau miệng cho trẻ vài lần một ngày sau ăn, cho trẻ lớn súc miệng nước muối để làm sạch miệng họng.

Chế độ ăn uống

Trong khi bị viêm tai giữa, hoạt động nhai nuốt sẽ gây đau vùng tai nên cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa trong ngày, nên uống nhiều nước hoa quả.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cho trẻ bú tăng số lần lên.

dau hieu nhan biet viem tai giua o tre

6. Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể khỏi trong vòng 2 đến 3 ngày nếu được vệ sinh tai đúng cách. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng tai kéo dài hoặc nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng lặp đi lặp lại nhiều có thể gây ra các biến chứng. Cần cho trẻ đi khám ngay khi có các biểu hiện sau:

  • Trẻ đau tai tăng lên.
  • Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày.
  • Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

7. Cách phòng viêm tai giữa cho trẻ

Một số thói quen sống tích cực có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai. Các biện pháp có thể bao gồm:

  • Cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 6 tháng để giúp ngăn ngừa sự phát triển của các đợt nhiễm trùng tai sớm. Nếu trẻ bú bình, hãy bế trẻ ở một góc nghiêng thay vì đặt trẻ nằm xuống với bình sữa.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc thụ động, có thể làm tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng tai.
  • Cha mẹ và trẻ em nên rửa tay kỹ và thường xuyên. Đây là một trong những cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có thể gây cảm lạnh dẫn đến nhiễm trùng tai.
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vì một số loại vắc xin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai như cúm, phế cầu…

Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng phụ huynh không nên chủ quan vì các biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng tới thính lực của trẻ suốt đời. Các biến chứng sọ não nghiêm trọng khác còn có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám để được điều trị phù hợp, giúp bé mau khỏi bệnh viêm tai giữa, tránh các biến chứng nghiêm trọng.