Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ hiệu quả nhất

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để trẻ có khả năng phòng và chống lại bệnh tật. Vậy làm cách nào để duy trì hệ miễn dịch của trẻ luôn luôn khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu về cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

cach tang cuong he mien dich cho tre nho

Hướng dẫn tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

1. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ có từ đâu?

Hệ miễn dịch của trẻ em những năm tháng đầu đời vẫn còn yếu và chưa được hoàn thiện. Nguyên nhân là do bé đã tiếp xúc ngay với các yếu tố gây bệnh kể từ khi mới sinh ra. Hệ miễn dịch của bé lúc này có được là từ những nguồn như:

  • Các kháng thể có sẵn và được truyền từ mẹ sang cho con bằng nhau thai
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho con rất nhiều kháng thể tuyệt vời
  • Hệ miễn dịch của bé sẽ hoạt động ngay khi nhận thấy bé đang tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh
  • Hệ miễn dịch hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và loại bỏ những yếu tố gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau đó, chúng sẽ được ghi nhớ lại để giúp cho cơ thể phản ứng được nhanh hơn. 

2. Khi nào nên tăng miễn dịch cho trẻ?

Thực tế cơ thể trẻ hay bất cứ ai cũng luôn cần sự bảo vệ của hệ miễn dịch, khi màng chắn bảo vệ này suy yếu là lúc vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Tuy nhiên ở những thời điểm sau, hệ miễn dịch của trẻ dễ bị suy yếu và dễ mắc bệnh hơn nên cha mẹ cần chú ý tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

2.1. Khi thời tiết thay đổi

Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi nhanh cùng với thời tiết thất thường khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, hệ miễn dịch cũng hoạt động kém hơn. Do vậy, cần chú ý giữ ấm, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cho trẻ.

2.2. Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo

Môi trường nhà trẻ, mẫu giáo là nơi có đông trẻ nhỏ – đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm trùng do miễn dịch yếu. Vì thế trẻ dễ bị lây nhiễm bệnh từ các trẻ khác cùng với thói quen sinh hoạt, ăn uống thay đổi là điều kiện thuận lợi. Rất nhiều trẻ khi mới đi học sẽ thường ốm nhiều, ốm liên tục nên cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để trẻ khỏe mạnh đến trường.

huong dan tang cuong he mien dich cho be

2.3. Trong mùa dịch

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu là đối tượng dễ mắc bệnh, dễ bị tổn thương nhất trong mùa dịch. Do vậy, cần có biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh và tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

3. Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch ở trẻ là một tấm hàng rào bảo vệ bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch ngay từ khi con còn nhỏ là vấn đề mà bố mẹ cần quan tâm. Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp vừa an toàn lại vừa hiệu quả sau đây. 

3.1. Bổ sung các dưỡng chất

Một chế độ thực đơn ăn uống thật đa dạng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Chúng góp phần tạo nên các tế bào miễn dịch và kích thích chúng hoạt động. Quá trình hoạt động của hàng rào miễn dịch này cần có sự hỗ trợ của rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Điển hình trong đó có thể kể đến nhóm các Vitamin C, D, A, kẽm, sắt, các protein và selen. 

Những dưỡng chất này hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào được khỏe mạnh. Từ đó, các tế bào miễn dịch sẽ được hỗ trợ và hoạt động một cách tối ưu nhất trong suốt quá trình sản xuất các kháng thể. Nguồn cung chính của các dưỡng chất này đến từ các loại rau củ quả có màu xanh đậm hoặc màu đỏ cam, các loại thịt, cá. 

Bố mẹ có thể xây dựng cho con một thực đơn với đầy đủ các dưỡng chất gồm đạm, tinh bột, các chất yếu cùng những yếu tố vi lượng khác. Bố mẹ cũng cần phải lưu ý, nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và những yếu tố vi lượng nhiều như kẽm hoặc sắt thì đều cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng uống quá liều lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

3.2. Bú sữa mẹ

Sữa mẹ không thể thiếu cho sự phát triển của bé trong những tháng năm đầu đời. Đây chính là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ vừa đơn giản, an toàn lại vô cùng tiết kiệm. Các kháng thể cùng với các tế bào lympho, đại thực bào, bạch cầu trung tính,… sẽ được mang đến cho bé thông qua nguồn sữa mẹ. Chúng sẽ giúp xây dựng một hàng rào và bảo vệ các con khỏi một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như bệnh viêm tai giữa, bệnh viêm màng não hay hội chứng tội tử có ở trẻ sơ sinh,… 

Ngoài ra sữa mẹ cũng có những dưỡng chất giúp cho con được phát triển toàn diện về trí não. Những căn bệnh như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, viêm tai,… cũng được ngăn chặn đáng kể. 

Sữa non của mẹ chính là dòng sữa có màu vàng loãng được tiết ra trong thời gian đầu sau sinh. Trong sữa non có chữa rất nhiều những kháng thể với giá trị vô cùng to lớn. Chính vì vậy, các bà mẹ được khuyến khích nên cho con bú sau khi sinh càng sớm thì càng tốt. Tuy nhiên khi đến thời kỳ trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên bạn cũng nên chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

cac cach tang cuong he mien dich cho be

3.3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng để giúp cho cơ thể được khỏe mạnh hơn về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Nếu bé bị thiếu ngủ thì sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm dần. Các tế bào diệt tự nhiên cũng ít đi, từ đó tạo cơ hội mới cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thì bố mẹ cần phải đảm bảo con được ngủ đủ giấc. 

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà số giờ ngủ của con cũng sẽ thay đổi. Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày con cần ngủ từ 18 giờ đến 20 giờ đồng hồ. Đối với trẻ em mới biết đi thì con cần ngủ đủ từ 12 đến 13 tiếng đồng hồ. Đối với trẻ học mẫu giáo thì mỗi ngày con cần ngủ đủ 10 giờ đồng hồ. 

3.4. Rèn luyện sức khỏe

Tập thể dục thường xuyên không chỉ để rèn luyện sức khỏe, sức bền mà còn giúp cơ thể tăng cường được các tế bào miễn dịch. Từ đó, hệ thống miễn dịch của con sẽ được xây dựng chắc chắn và khỏe mạnh hơn. Bố mẹ nên tạo thói quen tập thể dục thường xuyên cho bé. Bố mẹ chính là những tấm gương để con làm theo.

Chì vì vậy, hàng ngày, bố mẹ hãy cùng con tập thể dục với những bài tập lành mạnh, phù hợp với độ tuổi. Một vài bài tập nhẹ nhàng được khuyến khích như đi bộ, đạp xe hoặc bộ môn trượt băng. 

3.5. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Vấn đề vệ sinh cá nhân cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân được sạch sẽ cũng sẽ giúp cơ thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các virus, vi khuẩn gây bệnh. Nhờ hàng rào bảo vệ mà các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất.

Bố mẹ cần phải tập cho con thói quen rửa tay với xà phòng vào những thời điểm như: trước khi bắt đầu bữa ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Đồng thời, sau khi các bé tham gia các hoạt động vui chơi cũng cần phải rửa tay thật sạch sẽ. Một thói quen quan trọng không được bỏ qua chính là đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con. 

3.6. Tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng cũng là một trong những biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Bố mẹ cần chắc chắn con em của mình được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ. Vắc xin không chỉ giúp bé tránh khỏi bệnh nguy hiểm mà còn góp phần bảo vệ những người không được tiêm vắc xin đầy đủ.

=> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau tiêm phòng

Vấn đề tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây vừa là một hàng rào chắc chắn bảo vệ sức khỏe cho con lại giúp con tránh được các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần áp dụng những phương pháp tăng sức đề kháng cho con một cách đều đặn để đảm bảo con được phát triển một cách toàn diện nhất.