Hội chứng Tic ở trẻ em và cách điều trị tốt nhất

Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, cha mẹ nên chú ý đến các hành động của bé đặc biệt là đối với những hành động kỳ lạ, mất kiểm soát như vung tay, tặc lưỡi, nháy mắt, gồng cứng cơ thể,… Đây rất có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng Tic. Vậy hội chứng Tic ở trẻ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Alfamil tìm hiểu nhé!

hoi chung tic o tre

Hội chứng Tic ở trẻ và cách điều trị

1. Hội chứng Tic là gì?

Tic hay còn gọi là rối loạn Tic (Tic Disoder) là chứng bệnh lạ và mới thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Hiện nay, trẻ mắc chứng rối loạn Tic ngày càng nhiều với những biểu hiện mất kiểm soát.

2. Nguyên nhân của hội chứng Tic

Nguyên nhân gây ra hội chứng Tic ở trẻ chủ yếu là do xem tivi, điện thoại hoặc chơi game quá nhiều.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng Tic ở trẻ là do di truyền, trong khi một số khác lại nói là do những bất thường trong não, các chất dẫn truyền thần kinh. Hội chứng Tic cũng có thể là vì đột quỵ, nhiễm trùng, chấn thương đầu,…

Hội chứng Tic cũng có thể phát triển nếu:

  • Mẹ và bé gặp một số biến chứng trong khi sinh
  • Mẹ bầu đã uống rượu hoặc hút thuốc trong thai kỳ
  • Trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A
  • Trẻ nhẹ cân

cach dieu tri hoi chung tic o tre

3. Biểu hiện hội chứng Tic ở trẻ

Dựa trên biểu hiện của bệnh mà các chuyên gia chia hội chứng Tic thành hai loại:

Hội chứng Tic chuyển động: Rối loạn này bao gồm các cử động không tự chủ như nháy mắt, tặc lưỡi, lắc đầu, tự vỗ vào người,…

Hội chứng Tic âm thanh: Rối loạn này bao gồm việc lặp lại các tiếng ho, hắng giọng, rên rỉ, lời nói của người khác,…

4. Phương pháp điều trị hội chứng Tic

Hội chứng Tic ở trẻ không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Các phương pháp điều trị hội chứng Tic ở trẻ như:

4.1. Phương pháp giáo dục

Đây là liệu pháp an toàn và có kết quả cao trong điều trị ở những giai đoạn đầu của bệnh. Phương pháp đảo ngược thói quen ví dụ thay thế các hành động không tự chủ như nháy mắt, tặc lưỡi bằng các hành động khác như nhắm mắt, hít thở sâu trong một vài dây. 

bieu hien hoi chung tic o tre nho

4.2. Sử dụng thuốc

Đối với sử dụng thuốc, các mẹ nên đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ kê đơn và đưa ra các loại thuốc phù hợp nhất, không nên tự ý mua các loại thuốc điều trị Tic.

4.3. Chữa các bệnh gây ra rối loạn Tic

Nếu hội chứng Tic là do trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó thì chỉ cần điều trị bệnh là Tic sẽ biến mất. Cách tốt nhất để điều trị hội chứng Tic ở trẻ em là tìm ra nguyên nhân và ngăn ngừa nó.

4.4. Kết hợp thêm thảo dược và thực phẩm chức năng

Một số loại thảo dược có thể sử dụng kết hợp với điều trị để tăng hiệu quả. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ kê thêm vitamin và khoáng chất bổ sung để hỗ trợ điều trị hội chứng Tic ở trẻ.

5. Cách phòng ngừa hội chứng Tic ở trẻ

  • Ăn thức ăn giàu magie.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống và môi trường sống tích cực.
  • Rèn luyện cho con các thói quen khoa học: ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, sử dụng nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe…
  • Luôn tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Chơi đùa cùng con và cho con tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.