DHA là gì? Cách bổ sung DHA như thế nào?

DHA là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện chức năng của não bộ và mắt ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và sinh non.

DHA la gi

DHA là gì? Hướng dẫn bổ sung DHA cho mẹ và bé

1. DHA là gì?

DHA là từ viết tắt của Docosa-Hexaenoic-acid. Là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3. Là thành phần chính tạo nên não bộ con người (chiếm từ 15 – 20%) và chiếm từ 50 – 60% cấu tạo của võng mạc mắt. Chính vì là thành phần quan trọng trong việc hoàn thiện toàn diện chức năng não bộ và võng mạc mắt nên bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.

2. Vai trò của DHA

DHA rất cần thiết cho sự phát triển, hoàn thiện của hệ thần kinh và thị giác. Theo các chuyên gia nghiên cứu, DHA có nồng độ cao tại các tổ chức thần kinh như não và võng mạc của mắt.

2.1. DHA đối với trẻ nhỏ:

Với trẻ từ 1 – 6 tuổi, đây là giai đoạn rất cần thiết DHA, vì DHA có vai trò quan trọng trong quá trình kích thích sự phát triển của trí não. Theo nghiên cứu, trẻ được bổ sung đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8.3 điểm so với trẻ bị thiếu DHA. Ngoài ra, DHA còn giúp trẻ cải thiện sức khỏe về tim mạch. Do vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm có chứa DHA để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.

DHA la gi cach bo sung dha cho tre

DHA là gì? Cách bổ sung DHA cho trẻ

Trẻ từ 6 tuổi trở lên là thời gian bắt đầu học tập, não bộ của trẻ cần hoạt động nhiều để tiếp thu nguồn kiến thức mới. Để tăng cường trí nhớ, khả năng xử lý thông tin và tập trung cao khi học tập cho trẻ cha mẹ cần thường xuyên bổ sung DHA cho bé. Nếu không được cung cấp đủ DHA thì chỉ số IQ của bé sẽ thấp hơn so với bình thường.

Đặc biệt, Với trẻ sơ sinh và trẻ sinh non cần bổ sung lượng DHA đủ cho cơ thể trẻ. Bởi trẻ mới sinh chưa đủ khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế từ sữa mẹ khác sang DHA.

2.2. DHA đối với người trưởng thành:

Đối với người lớn, DHA cũng giúp làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride máu, dự phòng xơ vữa động mạch và bệnh nhồi máu cơ tim. Nếu được bổ sung đầy đủ chất này, người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ sau sinh sẽ giảm được tỷ lệ suy nhược cơ thể.

3.  Cách bổ sung DHA như thế nào?

3.1. Bổ sung DHA cho trẻ bằng cách nào?

Với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cách tốt nhất để bổ sung DHA là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu. Bởi trong sữa mẹ đã có đủ lượng DHA cung cấp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

bo sung DHA

Cách bổ sung DHA cho trẻ và phụ nữ mang thai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì mẹ bầu và cho con bú cần bổ sung 200mg DHA mỗi ngày để cung cấp đủ DHA cho con. Đối với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc mẹ không có đủ sữa cho con thì cần bổ sung lượng DHA qua các loại sữa có chứa DHA chẳng hạn như sữa non tổ yến Alfamil DHA – Sữa non tổ yến được nhiều bác sĩ và các chuyên gia khuyên dùng.

Dầu cá, cá và thủy hải sản là những thực phẩm có chứa nhiều DHA đáp ứng đủ lượng DHA cần thiết cho sự phát triển toàn diện của não bộ và võng mạc mắt. Do vậy, bạn nên bổ sung cá và các loại thủy hải sản khác vào bữa ăn hàng ngày cho bé.

3.2. Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tùy vào thời gian và từng giai đoạn mang thai mà thai phụ cần bổ sung từ 100 – 200mg DHA mỗi ngày. Một số thực phẩm bổ sung DHA trong thai kỳ tốt bao gồm:

  • Các loại cá biển như: Cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá hồi,… mẹ bầu nên ăn mỗi tuần khoảng 300gram để bổ sung đầy đủ DHA tự nhiên và tránh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
  • DHA có trong lòng đỏ trứng gà, tuy nhiên khi mang thai mẹ bầu chỉ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn.
  • Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó,…
  • Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xoăn… vừa bổ sung DHA lại thêm chất xơ cho cơ thể.

Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại sữa hoặc các viên uống bổ sung DHA chuyên dụng cho bà bầu đã được các bác sĩ tư vấn một cách cụ thể.