Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú bình
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ là thức ăn, sữa mẹ còn là nguồn kháng sinh giúp con chống lại các nguồn virus gây bệnh. Tuy nhiên vì một vài lý do nào đó mà mẹ phải cho con bú bình thay vì ti trực tiếp. Trong quá trình này, nhiều mẹ gặp phải tình trạng bé không chịu bú bình mà không biết nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào. Hãy cùng tham khảo giải đáp trong bài viết dưới đây của Alfamil.vn nhé!
Bé không chịu bú bình phải làm sao?
1. Vì sao bé không chịu bú bình
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé không chịu bú bình nhưng một số nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến:
- Bé chưa thực sự đói: Thông thường, khi bú mẹ, bé ti rất lâu kể cả khi đã no sữa vì trẻ thích cảm giác mút mát và nằm trong vòng tay mẹ. Chính vì thế mẹ thường canh thời gian như lúc đang bú mẹ để cho bé bú bình và lầm tưởng những lúc như thế là do bé đói.
- Do núm ti giả của bình sữa quá cứng: Nhiều trẻ do đã quen với ti mẹ sẽ thấy một số núm ti bình cứng hơn và lỗ ti nhỏ khiến bé khó mút sữa hơn nên bé không hợp tác. Chính mẹ nên tham khảo kinh nghiệm mua bình sữa cho trẻ sơ sinh trước để có thể chọn được bình sữa phù hợp với con nhé.
- Do bé chưa quen với sữa bột: Vì trẻ đang quen sử dụng sữa mẹ nên khi chuyển sang sữa công thức có thể chưa quen mùi vị và từ chối uống. Mẹ có thể chọn sữa công thức cho bé phù hợp theo nhu cầu sử dụng và có mùi vị giống sữa mẹ nhất để bé thích nghi tốt hơn.
=> Xem thêm: Cách chọn sữa công thức cho bé
- Bé chưa quen với việc bú bình: Khi cho trẻ bú bình, các mẹ cần phải cho con thời gian để biết cách bú bình và làm quen với việc ti bình.
- Một số trẻ trong giai đoạn mọc răng: Giai đoạn mọc răng khiến lợi bị ngứa do đó trẻ thường cắn chặt răng và không hợp tác ti bình. Nhiều trẻ còn quấy khóc khi mọc răng sữa và biếng ăn.
2. Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú bình
Việc bé không chịu bú bình ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dinh dưỡng. Chính vì thế, mẹ nên cho bé tập bú bình trước và có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây nếu bé không chịu hợp tác:
- Tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ: Để bé có thể làm quen được với bình sữa trước tiên mẹ nên vắt sữa vào bình và cho bé ti. Vì do bé đã quen với sữa mẹ từ trước rồi nên việc hợp tác khi bú bình sẽ dễ dàng hơn. Khi bé đã quen với việc bú bình lúc này mẹ có thể cho con uống sữa công thức và cũng tập cho con quen với sữa ngoài bằng việc kết hợp xen kẽ giữa sữa mẹ với sữa bột.
- Nên cho trẻ bú bình khi thực sự đói: Nếu ép trẻ bú bình khi không đói việc phản đối và không hợp tác là điều dễ dàng thấy. Chính vì thế hãy để trẻ thấy đói lúc đó mẹ hãy cho con bú bình. Mẹ nên cho con ăn theo thời gian biểu nhất định, tránh thay đổi thời gian liên tục. Nếu trẻ đang trong quá trình ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn quá no vì nếu thế bé sẽ uống ít sữa hơn.
- Tạo môi trường thích hợp khi cho bé bú bình: Mẹ nên chọn không gian yên tĩnh để bé tập trung bú hơn, có thể bế bé trong lòng và cho bé bú bình để tạo cảm giác bé đang được ti mẹ.
- Đối với bé quen ngậm ti giả: Mẹ nên cho con ngậm ti giả trước giờ bú bình và phút sau đó thay ti giả bằng bình sữa.
- Lựa chọn núm ti, bình sữa: Mẹ nên chọn núm ti có độ mềm mại có độ đàn hồi để phù hợp với con. Bình sữa và núm ti cũng cần phải thay đổi theo độ tuổi của con.
=> Xem thêm: Kinh nghiệm mua bình sữa cho trẻ sơ sinh
3. Bé không chịu bú bình phải làm sao?
Trong trường hợp ba mẹ đã làm đủ các cách trên nhưng bé vẫn không hợp tác, vẫn không chịu bú bình thì có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Dùng thìa để đút sữa cho con. Tuy cách này khá tốn công sức nhưng bù lại là đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
- Đối với trẻ lớn hơn, đã có khả năng cầm, nắm mẹ có thể cho con uống sữa bằng cốc.
4. Cách nhận biết trẻ có đủ nhu cầu dinh dưỡng không
Để nhận biết bé có đủ dinh dưỡng không, ngoài theo dõi sự phát triển của bé cha mẹ cũng nên chú ý đến các dấu hiệu như:
- Bé có tăng cân đều không, có đạt cân nặng tiêu chuẩn theo tháng tuổi không: Nếu cân nặng bé không đủ mẹ hãy cho con đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và bổ sung dinh dưỡng theo yêu cầu của bác sĩ.
- Bé tiểu ít trong ngày: Lượng nước tiểu ít trong ngày chứng tỏ trẻ bú không đủ lượng sữa. Lúc này nước tiểu của bé không trong mà có màu vàng.