Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị viêm tai giữa nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ gây lên những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, khả năng nghe kém, lâu dần sẽ dẫn đến trẻ bị điếc,… Vậy viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi? Hãy cùng Alfamil tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
1. Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ em
Hàng ngày, khi chăm sóc bé nếu thấy có một trong dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ dưới đây bố mẹ cần mau chóng đưa bé đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
- Triệu chứng cảm: viêm tai giữa gần như luôn đi sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.
- Bé quấy khóc cả ban ngày và ban đêm.
- Kêu đau ở tai hoặc hầu như trẻ không nghe được.
- Thức giấc nhiều hơn về đêm.
- Không muốn nằm xuống.
- Sốt: thường là không cao (38,30C-38,90C), có thể không sốt.
- Bé đột nhiên quấy khóc nhiều hơn trong đợt cảm.
- Chảy dịch từ tai: nếu nhìn thấy máu hay mủ chảy ra từ tai, nhiều khả năng đó là viêm tai giữa kèm rách màng nhĩ. Những vết rách này hầu như sẽ liền lại tốt và khi màng nhĩ rách bé sẽ ít cảm thấy đau hơn.
2. Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?
Viêm tai giữa (otitis media) ở trẻ em có thể tự khỏi trong nhiều trường hợp. Thường thì triệu chứng của viêm tai giữa đều giảm đi sau 2-3 ngày và hồi phục hoàn toàn sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm tai giữa có thể cần đến sự can thiệp y tế và điều trị bằng kháng sinh hoặc quản lý triệu chứng để giảm đau và nhanh chóng làm giảm viêm nhiễm.
Viêm tai giữa tự khỏi có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ em đủ mạnh để chống lại nhiễm trùng và khi ống tai có thể thông thoáng lại. Tuy nhiên, trẻ em có thể mắc các cơn viêm tai giữa tái phát, vì vậy cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ.
=> Xêm thêm: Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Ngoài ra, việc tiến hành tiêm vắc xin phòng viêm tai do vi khuẩn Haemophilus influenzae loại b (Hib) cũng giúp giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa ở trẻ em.
3. Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi
Thời gian để trẻ khỏi viêm tai giữa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Độ tuổi của trẻ: Viêm tai giữa thường phổ biến hơn ở trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nhưng nếu trẻ càng lớn, hệ thống miễn dịch của họ càng mạnh, thời gian khỏi bệnh có thể ngắn hơn.
- Loại vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm: Các tác nhân vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae thường gây ra viêm tai giữa. Nếu nhiễm phải loại vi khuẩn cứng đầu hoặc virus mạnh, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài hơn.
- Đúng cách điều trị: Việc sớm phát hiện và điều trị viêm tai giữa là rất quan trọng để giảm hiện tượng đau và nhanh chóng trị bệnh. Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc nén mũi theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp trẻ khỏe mạnh nhanh chóng hơn.
- Tình trạng sức khỏe của trẻ trước và sau bệnh: Trẻ có hệ miễn dịch mạnh và sức khỏe tốt trước khi mắc viêm tai giữa thường khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị viêm tai giữa tái phát hoặc bị tái nhiễm nếu họ có các tình trạng sức khỏe dẫn đến sự suy giảm miễn dịch.
Viêm tai giữa thường khỏi trong vòng khoảng 7 đến 10 ngày sau khi trẻ bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng của trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, đau tai nặng, nôn mửa hoặc khó thở, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
4. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có lây không
Bệnh viêm tai giữa có thể lây qua đường mũi họng bởi vì những đường này sẽ thông với nhau và chủ yếu do viêm mũi họng biến chứng viêm tai giữa. Viêm tai giữa ở Việt Nam rất phổ biến và dễ trở thành dịch trong các trường mầm non và tiểu học khi các bé sinh hoạt cùng nhau. Do đó, người dân nên chú ý phòng ngừa, nhất là cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Phụ huynh cần lưu ý rằng biến chứng mất thính lực do viêm tai giữa làm chậm khả năng nhận thức, phát triển sẽ gây hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng suốt đời đến tương lai và sức khỏe của trẻ. Trẻ cũng có có nguy tử vong nếu biến chứng viêm não và viêm màng não xảy ra.
5. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Khi thấy con có những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp điều trị sau:
5.1. Chữa trị bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa ở trẻ như thuốc nhỏ tai Ciprodex, Ciprofloxacin 0.3%, Earex Plus hay thuốc điều trị Hydrocortison, Ofloxacin Otic, Otosan,… Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
5.2. Điều trị chuyên khoa
Dựa vào kết quả chẩn đoán tình trạng trẻ viêm tai giữa nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nhẹ, trẻ có thể điều trị tại nhà, kê thuốc để uống hoặc nhỏ vào tai,… Đồng thời, đưa bé tái khám theo lịch của bác sĩ điều trị. Nếu tình trạng nặng, bé có thể được chỉ định điều trị nội khoa.
Viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến người lớn, nhưng chủ yếu trẻ em thường dễ mắc bệnh. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý đến các bé, khi thấy có dấu hiệu cần đi khám ngay để điều trị sớm, phòng ngừa các biến chứng như: nhiễm trùng các bộ phận khác của đầu, mất thính lực, ảnh hưởng đến vấn đề ngôn ngữ, lời nói.